0

Kỹ năng chụp ảnh chuyển động

Chụp ảnh chuyển động luôn đem đến cho nhiếp ảnh gia nhiều cảm giác mới lạ, giúp họ sở hữu cho mình những bức hình “đắt giá”. Với tốc độ chuyển động nhanh của chủ thể thật khó để bạn có thể lia máy kịp thời để bắt trọn được khoảnh khắc. Vậy nên trong bài viết này chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một số kỹ năng lia máy cần thiết khi chụp ảnh với chủ thể đang chuyển động.

Lựa chọn vị trí chụp phù hợp

Đây là một kỹ năng quan trọng nhưng ít được mọi người chú ý tới. Bạn hãy lựa chọn cho mình một vị trí thích hợp không bị vướng bởi người hay vật chạy qua đối tượng. Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý đến hậu cảnh phía xa đảm bảo sự phù hợp trong tổng thể bức hình.

Mặc dù hậu cảnh sẽ bị mờ nhưng màu sắc và các phần trong ảnh cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng. Hậu cảnh càng đơn giản, đồng màu thì càng tốt.

Nắm bắt đối tượng

Khi chủ thể đang chuyển động, bạn hãy bấm máy và lia máy theo chuyển động của chủ thể một cách êm ái. Nếu bạn chưa quen thì có thể sử dụng chân ba chạc để hỗ trợ. Loại chân máy này có một cơ chế chế hoạt động đặc biệt, có thể xoay cổ để bạn lia máy mà không bị rung.

nắm bắt được đối tượng

nắm bắt được đối tượng

Lựa chọn tốc độ cửa trập nhanh

tốc độ màn trập máy ảnh

tốc độ màn trập máy ảnh

Kỹ thuật này sẽ được sử dụng khi chụp ảnh chuyển động nhanh. Máy ảnh hay ống kính đều cho phép người chụp điều chỉnh tốc độ cửa trập thông qua chế độ chỉnh tay manual hoặc chế độ ưu tiên cửa trập Tv hoặc S. Nếu bạn thấy chế độ chỉnh tay với việc chỉnh thêm độ mở sẽ làm cho ảnh hưởng đến tốc độ bấm máy thì hãy chọn chế độ ưu tiên cửa trập. Lúc này bạn chỉ cần điều chỉnh tốc độ còn độ mờ sẽ do máy quyết định.

Một lưu ý nhỏ cho bạn là càng tăng tốc độ chụp thì lượng ánh sáng vào cảm biến sẽ ít đi, bạn sẽ phải chỉnh độ mở rộng dần lên hoặc là tăng ISO lên cao để bắt được nhiều ánh sáng.

Lựa chọn tốc độ đóng màn trập thấp hơn so với bình thường

Bạn nên thử tay nghề với những chủ thể chuyển động chậm trước với tốc độ 1/30. Sau đó căn cứ vào tình hình cụ thể như ánh sáng, tốc độ của chủ thể mà bạn thay đổi tốc độ màn trập phù hợp, nên điều chỉnh ở giữa 1/60 và 1/8 giây. Tốc độ đóng màn càng chậm thì bạn dễ làm rung máy và khiến chuyển động trong bức ảnh bị nhòe.

Kỹ năng lấy nét

kỹ năng lấy nét

kỹ năng lấy nét

Với các thiết bị máy ảnh hiện đại ngày nay đều tích hợp thêm chế độ lấy nét tự động. Bạn chỉ cần ấn nút chụp nửa chừng là máy ảnh sẽ tự động lấy nét và tủy vào tốc độ mà bạn sẽ bấm máy trúng hay không.

Tuy nhiên khi chụp ảnh chuyển động với tốc độ nhanh thì điều này vô cùng khó khăn. Lúc này người dùng cần phải tự điều chỉnh và lấy nét thủ công. Bạn lấy nét trước cho camera vào điểm mà bạn sẽ hạ cửa chập.

Khi hạ cửa trập, hãy lia máy theo chiều chuyển động của chủ thể, ngay cả khi bạn nghe máy báo đã chụp ảnh xong. Việc làm này sẽ làm nhòe hậu ảnh diễn ra mượt từ đầu đến cuối mà không bị hẫng.

Chuyển động song song với chủ thể

Đây là kỹ năng chụp ảnh chuyển động khó nhất, bạn phải tập luyện thường xuyên thì mới có bức hình ưng ý nhất. Hãy chuyển động theo hướng song song với chiều chuyển động của đối tượng để nắm bắt được các chuyển động đắt giá nhất.

Lia máy tạo hiệu ứng chuyển động

lia máy theo chuyển động

lia máy theo chuyển động

Các bức hình chụp nét chủ thể nhưng nền xung quanh bị nhòe theo hướng chuyển động thì chụp bằng cách sử dụng kỹ thuật lia máy. Kỹ thuật này sẽ được thực hiện khi đối tượng bắt đầu chuyển động tới viền khung hình bạn sẽ lia máy cùng chiều với chuyển động, đồng tốc với đối tượng và bấm máy liên tục.

Với kỹ thuật này bạn cần hạ tốc độ xuống thấp 1/90 giây hoặc thấp hơn tùy ý, tốt nhất là bạn nên ưu tiên chọn lựa chế độ cửa trập để dễ dàng thay đổi tốc độ mà không lo lắng về độ mờ của ảnh.

Chụp chuyển động trong trường hợp thiếu sáng

Nếu bạn chụp chuyển động vào buổi tối hoặc chiều hay tại các vị trí thiếu sáng thì hãy sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ từ đèn flash tích hợp hoặc gắn rời. Việc sử dụng đèn flash không chỉ cho phép bạn chụp ảnh chuyển động với một tốc độ nhanh mà còn giúp bạn bắt trọn được chuyển động.

Hy vọng với các kỹ năng chụp ảnh chuyển động trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Bạn nên kết hợp nhiều kỹ năng cùng một lúc để sở hữu cho mình những bức hình chất lượng nhất. 

Nguồn: chinhsuaanh.vn

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận