0

Nguyên Tắc Phối Màu Và Ý Nghĩa Màu Sắc Trong Nhiếp Ảnh

Mỗi màu sắc lại mang một ý nghĩa khác nhau. Sự liên kết của chúng đối với nhiếp ảnh và nghệ thuật lại tạo nên những cảm xúc phong phú cho người thưởng thức. Theo đó, để hiểu sâu hơn về màu sắc và các nguyên tắc phối màu trong nhiếp ảnh, các bạn hãy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Màu sắc và cảm xúc ảnh

Màu sắc mang đến từng thông điệp cụ thể, nó giúp khơi gợi phản ứng cảm xúc bên trong mỗi con người. Theo đó, việc sử dụng màu sắc như một phương tiện để truyền tải thông điệp một cách có hiệu quả. Và nếu bạn hiểu rõ về những hàm ý cảm xúc của màu, bạn có thể sử dụng chúng để kể câu chuyện của riêng mình. 

Màu sắc mang đến từng thông điệp cụ thể, nó giúp khơi gợi cảm xúc bên trong con người

Đó là lý do tại sao các nhiếp ảnh gia hiện đại thường chú ý đến các loại màu sắc để làm nổi bật khung hình trên máy ảnh của mình. Dưới đây là một số ý nghĩa của màu sắc trên bánh xe màu mà bạn cần biết:

  • Màu đỏ: sự tức giận, đam mê, ham muốn, phấn khích, sức mạnh, quyền lực, tình yêu cuồng nhiệt, nguy hiểm, máu, lửa, chiến tranh, bạo lực.

ý nghĩa màu đỏ

  • Màu hồng: tình yêu trong sáng, ngây thơ, ngọt ngào, lãng mạn, mềm mại, vui đùa, đồng cảm, vẻ đẹp, nữ tính, tinh tế.

ý nghĩa của màu hồng

  • Màu vàng: trí tuệ, kiến thức, vui sướng, hạnh phúc, lạc quan, lý tưởng, hy vọng, ánh nắng, mùa hè, hèn nhát, phản bội, lừa dối, tham lam.

ý nghĩa của màu vàng

  • Màu cam: ấm áp, hài hước, năng lượng, nhiệt tình, sôi động, rộng rãi, rực rỡ.
  • Màu xanh lá: xoa dịu, kiên trì, bền bỉ, tự nhận thức, tự hào, môi trường, đổi mới, may mắn, mạnh mẽ, tuổi trẻ, mùa xuân, hào phóng, đố kỵ, ghen tị.

ý nghĩa màu xanh lá

  • Màu xanh dương: đức tin, tâm linh, hài lòng, trung thành, bình tĩnh, ổn định, hài hòa, sự thật, tự tin, bảo thủ, an ninh, sạch sẽ, trật tự, buồn chán, lạnh, bầu trời, nước, trầm cảm. 

ý nghĩa màu xanh dương

  • Màu tím/violet: huyền ảo, hoàng gia, quý tộc, tâm linh, bí ẩn, biến đổi, độc ác, kiêu ngạo, nhạy cảm, thân mật.

ý nghĩa của màu tím

Các yếu tố chi phối màu sắc

Có ba yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc bao gồm: tông màu (Hue), độ bão hòa (Saturation), giá trị màu (Value).

Hue: là một trong những đặc tính chính của màu sắc thể hiện mức độ khác nhau của màu sắc. Hue đóng vai trò là màu căn bản thường là tổ hợp 12 màu đậm nhạt trên vòng tuần hoàn màu - Color Wheel.

Saturation: là độ rực rỡ của màu sắc hoặc độ bão hòa của màu. Nó đề cập đến cường độ của màu sắc trong hình ảnh. Khi độ bão hòa tăng lên, màu sắc được đẩy mạnh hơn mang đến màu sắc sống động, phong phú và tươi sáng. Ngược lại, khi độ bão hòa giảm xuống, màu sắc có vẻ nhợt nhạt hơn.

Các yếu tố chi phối màu sắc

Value/Brightness: hay còn được gọi là giá trị màu, chỉ độ sáng tối của màu sắc. Nó cũng có thể là một thước đo ánh sáng về màu sắc. Theo đó, giá trị của màu sắc được thay đổi bằng cách thêm màu trắng hoặc đen vào màu sắc. Nếu thêm màu đen vào màu sắc sẽ làm giảm giá trị và tạo ra bóng đổ, trong khi thêm màu trắng vào màu sắc sẽ tạo ra sắc thái khác của màu sắc. 

Các nguyên tắc phối màu cơ bản

Đối với hầu hết các cách phối màu, người dùng sẽ cần đến bánh xe màu - Color Wheel để quyết định màu sắc tương ứng theo từng nguyên tắc cơ bản. Việc sử dụng các cách phối màu này giúp hài hòa màu sắc, chủ động tạo ra ý nghĩa và sự sống động cho hình ảnh. Theo đó, 7 nguyên tắc phối màu cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn chinh phục được màu sắc trong nhiếp ảnh nhé. 

Các nguyên tắc phối màu cơ bản trên bánh xe màu

Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Phối màu đơn sắc tức là phối màu chỉ có một màu. Kkhi sử dụng các biến thể đậm nhạt và độ bão hòa của màu, bạn có thể dễ dàng tạo ra hình ảnh thú vị, tăng sự thu hút của thị giác mà không khiến khung hình trở nên đơn điệu. 

Thường được sử dụng trong thể loại ảnh chụp minimalist, nó mang đến sự tập trung cần thiết của người xem vào đối tượng chủ thể, hạn chế các yếu tố gây xao nhãng. Đồng thời tạo ra hình ảnh đơn giản nhưng mang đường nét sắc sảo và ấn tượng hơn. 

Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Phối màu bổ sung (Complementary)

Phối màu bổ sung hay còn gọi là phối màu tương phản. Đó là hai màu nằm ở phía đối diện của bánh xe màu. Việc lựa chọn phối màu bổ sung cho phép bạn đưa ra quyết định màu sắc tốt hơn khi có thể làm nổi bật đối tượng chủ thể hoặc giúp tạo ra các màu trung tính hiệu quả. Bên cạnh đó, các cặp màu bổ sung cũng tạo ra sự tương phản về màu đáng kể nhằm thu hút sự chú ý của người xem. Vì vậy mà nhiều nhiếp ảnh gia vận dụng kỹ thuật này để tạo ra hình ảnh có độ tương phản cao cho hình ảnh. 

Phối màu bổ sung (Complementary)

Phối màu tương đồng (Analogous)

Phối màu tương đồng là thuật ngữ đề cập đến tiệc tạo ra một cái nhìn đơn sắc nhưng thật sự phong phú. Nó thường sử dụng nhóm ba màu gần kề nhau trên bánh xe màu. Theo đó, việc ghép nối tạo ra một dòng chảy màu liền mạch mang đến một khung hình dễ nhìn và mượt mà hơn. Đối với các nhiếp ảnh gia muốn truyền tải cảm giác ổn định và tin tưởng cho hình ảnh sẽ áp dụng các phối màu tương tự nhau nhằm tạo ra sự tiếp cận êm dịu nhất về màu sắc cho người xem. 

Phối màu tương đồng (Analogous)

Phối màu bổ sung từng phần (Split-Complementary)

Phối màu bổ sung từng phần pha trộn với một màu chính và hai màu liền kề màu bổ sung của màu chính. Đối với cách phối màu bổ sung chỉ ứng dụng hai màu đối lập nhau thì với nguyên tắc phối màu bổ sung từng phần sẽ sử dụng màu đa dạng và tốt hơn cho các mục đích tương phản màu sắc cho hình ảnh.

Phối màu bổ sung từng phần (Split-Complementary)

Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

Phối màu bổ túc bộ ba Triadic là kiểu phối màu sử dụng ba màu ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu để tạo nên một tam giác cân trên bánh xe màu. Kiểu phối màu này khá an toàn và đơn giản, nó kết hợp và bổ sung màu cho nhau giúp tạo nên thế cân bằng màu cho hình ảnh. Mặc dù thỉnh thoảng, phối màu bổ túc bộ ba có thể trông khá đơn điệu nên nó không thật sự thích hợp nếu người chụp muốn tạo điểm nhấn trên sản phẩm. 

Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

Phối màu bổ túc bộ tứ (Tetradic)

Cuối cùng, phối màu bổ túc bộ tứ Tetradic là kiểu phối màu khó nhất trong các nguyên tắc phối màu. Với sự hòa hợp của màu Tetradic khi kết hợp của bốn màu gồm hai bộ màu bổ sung bất kỳ. Theo đó, loại phối màu này có thể được pha trộn bởi hai cặp màu bổ sung liền kề nhau hoặc cách nhau tạo ra cặp màu hình tứ trụ có trên bánh xe màu. Điểm khác biệt của loại phối màu này đó là rất khó vận dụng chính xác và cần nhiều thời gian để chọn lọc gam màu nóng, lạnh. 

Phối màu bổ túc bộ tứ (Tetradic)

Phối màu hình vuông (Square)

Tương tự như cách phối màu bổ túc bộ tứ Tetradic bao gồm bốn màu. Tuy nhiên thay vì kết hợp thành hình trụ, cách phối màu sử dụng hai cặp màu bổ sung đối nhau tạo thành hình hộp vuông góc trên bánh xe màu. 

Phối màu hình vuông (Square)

Như vậy, màu sắc và các nguyên tắc phối màu không chỉ được sử dụng trong các lĩnh vực mỹ thuật, thiết kế mà đối với các nhiếp ảnh gia và nhà làm phim nó cũng đóng vai trò quyết định cảm xúc của hình ảnh. Do đó hiểu về màu sắc ảnh sẽ giúp người chụp chủ động nắm bắt cách tạo ra sự phối màu đặc sắc hơn. Hy vọng bài viết trên có thể mang lại những thông tin cần thiết giúp bạn hoàn thiện ảnh chụp của mình nhé. 

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
Viết bình luận