0

10 khác biệt giữa OMD E-M1 Mark I và E-M1 Mark II

  1. THIẾT KẾ VÀ TÍNH HIỆU DỤNG

Chúng ta hãy bắt đầu với việc tìm hiểu về thiết kế và tính hiệu dụng của hai thế hệ máy E-M1, đây thật ra là điểm khác nhau nhỏ nhất. Cảm giác khi cầm nắm chiếc máy hệ đầu đã thực sự quá tốt rồi, vì thế mà các kỹ sư thiết kế đã đi theo tiêu chí “nếu không có gì bất ổn thì không cần thay đổi” khi phác thảo chiếc E-M1 thế hệ hai. Khả năng chống bụi, chống nước, chống thời tiết cũng như vẻ bề ngoài nhìn chung không quá khác biệt. Nói hai chiếc máy này là sinh đôi thì hơi quá, nhưng mà nhìn thoáng qua là biết anh em một nhà.

Giống nhau là vậy nhưng vẫn có một số điểm khác biệt trong thiết kế nhé. Báng cầm được làm lớn hơn và cao hơn với độ khuyết giúp người dùng ống kính PRO dễ dàng thao tác hơn. Khuyên đeo dây bên phải được chuyển lên phía mặt trên, vòng xoay MODE cũng được thêm vào các chế độ Custom C1, C2, C3 đã từng xuất hiện trên dòng PEN-F. E-M1 mark II cũng nặng hơn người anh gần 100g. Và điều làm hài lòng các nghệ sĩ quay phim chính là mic-input và headphone-output.

  1. CẢM BIẾN 16MP SO VỚI 20MP VÀ BỘ VI XỬ LÝ MỚI HƠN

Điểm khác biệt thứ hai phải nhắc tới chính là cảm biến. Cả hai thế hệ đều sử dụng cảm biến Micro Four Thirds, nhưng cảm biến của người em lại đạt độ dày đặc điểm ảnh là 20MP so với 16MP của thế hệ trước. Thế hệ thứ hai của dòng E-M1 cũng được trang bị vi xử lý 8 lõi (2 nhân 4 lõi) hỗ trợ dynamic range và chụp thiếu sáng đến 1 stop ánh sáng. Cảm biến mới cũng có tốc độ đọc nhanh hơn rất nhiều so với cảm biến thế hệ cũ.


E-M1 mark II cũng sở hữu tính năng chụp Hi-Res được giới thiệu trước đó ở mẫu máy E-M5 mark II.  Với tính năng này thì E-M1 mark II có thể chụp ra bức ảnh có độ phân giải 50MP (cho jpeg) và 80MP (cho RAW), đồng thời vi xử lý cũng loại bỏ được các chi tiết bể hạt. Olympus cũng cho biết tuy việc chụp Hi-Res cầm tay bây giờ vẫn chưa khả thi, nhưng đây là tính năng mà hãng đang cố gắng chinh phục.

  1. MÀN HÌNH NGHIÊNG-LẬT SO VỚI XOAY-LẬT

Chiếc máy OM-D E-M1 sở hữu màn hình có thể lật lên đến góc 90 độ và lật xuống đến góc 45 độ, rất hữu ích đối với các góc chụp khó nhằn.



Olympus sau đó lại ứng dụng màn hình xoay lật đa chiều theo chân các mẫu máy của Panasonic (vì màn hình xoay lật hỗ trợ tốt hơn cho việc quay phim).

Cả hai màn hình đều có kích thước 3-inch, độ phân giải 1 triệu điểm ảnh, và có thể điều chỉnh được độ sáng cũng như nhiệt độ màu hiển thị.

  1. ỐNG NGẮM ĐIỆN TỬ THẾ HỆ MỚI

Tại thời điểm mà chiếc máy E-M1 ra mắt, nó mang trong mình ống ngắm điện tử đỉnh cao trong giới nhiếp ảnh. Với độ phóng đại tới 1.48x, ống ngắm này còn có độ phân giải đến 2.5 triệu điểm ảnh và tốc độ refresh khung ảnh tới 60 frames/giây. Với vài bản nâng cấp thì ống ngắm này còn có tính năng giả lập ống ngắm quang học giúp cho dynamic range thể hiện chính xác hơn.

E-M1 mark II vẫn giữ nguyên ống ngắm của người anh, chỉ nâng cấp tốc độ refresh khung ảnh tới 120 frames/giây (nếu người dùng chọn refresh rate cao như vậy thì dĩ nhiên là sẽ tốn pin hơn).

  1. QUAY PHIM FULL HD VÀ QUAY PHIM 4K

Một sự nâng cấp đáng giá của Olympus dành cho E-M1 mark II là khả năng quay phim 4K, giúp cho dòng máy này được xếp vào hàng danh dự trong giới mirrorless cùng với Fujifilm X-T2, Sony A7r II và Lumix GH5.

Cụ thể, E-M1 mark II có thể quay phim 4K với số khung là 30/giây và độ nén là 102Mbps mà không bị crop. Một sự lựa chọn khác là quay Cinematic 4K với số khung 24/giây và độ nén 237Mbps.

Khi mà E-M1 thế hệ đầu tiên ra đời, Olympus không hề chú trọng đến khả năng quay phim của nó, cho nên Full HD 30fps đã là quá sức đối với chiếc máy này.

  1. KHẢ NĂNG LẤY NÉT ĐƯỢC CẢI THIỆN

Chiếc máy E-M1 thế hệ hai được tích hợp hệ thống lấy nét theo pha 121 điểm (điểm lấy nét phủ 75% chiều dọc và 80% chiều dài của cảm biến), thuật toán lấy nét cũng hoàn thiện hơn nhờ vi xử lý TruePic VIII, khả năng bám theo chủ thể cũng được cải thiện đáng kể.

Tốc độ chụp liên tục đối với file RAW đạt được 10fps với màn trập cơ và 18fps với màn trập điện tử khi ở chế độ C-AF. Khi lock AF và AE thì tốc độ chụp đạt tới 15fps với màn trập cơ và 60fps với màn trập điện tử.

Một tính năng đáng nhắc tới là Pro Capture, máy ảnh sẽ tự động chụp trước 14 tấm ảnh RAW ngay trước khi chúng ta bấm chụp.

Tính năng mới và thú vị không kém là AF Scanner (điều khiển được độ dịch chuyển của các thấu kính trong lens) và AF Limiter (giới hạn tầm lấy nét đến một quãng nhất định). Ngoài lấy nét 1 điểm, thì chúng ta cũng có thể chọn khoảng nét 5 và 9 điểm.

Chiếc máy E-M1 thế hệ đầu thì có tốc độ chụp liên tục 10fps với S-AF và 9fps với C-AF. Đồng thời hãng cũng tích hợp hệ thống lấy nét lai 81 điểm hỗ trợ lấy nét theo pha cho các lens hệ 4/3.

  1. HỆ THỐNG CHỐNG RUNG 5 TRỤC ĐƯỢC CẢI TIẾN

Hệ thống chống rung 5 trục trên chiếc máy OM-D E-M1 mark 1 đã từng làm mưa làm gió vì chúng ta có thể chụp ảnh cực nét với bất cứ lens nào. Khi lắp lens 12mm f/2 vào thì với tốc độ màn trập 1 giây, chúng ta vẫn đạt được bức ảnh không hề rung.


Sau khi làm việc cật lực để cải tiến hệ thống này thì cuối cùng hãng Olympus đã có thể tự tin khoe rằng chiếc máy E-M1 mark 2 chống rung lên tới 5.5 steps trên thân và 6.5 steps với Sync IS (chỉ áp dụng với các ống kính có chống rung).

  1. HỆ THỐNG MENU MỚI

Người dùng Olympus luôn khao khát một menu dễ hiểu và dễ dùng hơn, và E-M1 mark 2 đã đem lại một giao diện menu hoàn toàn mới. Dẫu vậy thì sự sắp xếp các hạng mục điều chỉnh vẫn nguyên bản.

  1. PIN CÓ SỨC CHỊU ĐỰNG TỐT HƠN

Olympus đã đáp lại lời ước nguyện của người dùng và cho dòng máy mới này một nguồn điện “trâu” hơn. Theo lời Olympus thì viên pin BLH-1 có dung lượng điện năng cao hơn viên pin BLN-1 đến 40%.


BLH-1 có phần lớn hơn viên pin thế hệ cũ. Màn hình của máy bây giờ đã hiển thị phần trăm pin còn lại (chính xác hơn nhiều so với việc hiện lên các vạch pin), và trong menu của máy cũng có một phần riêng dành cho thông tin của pin.

Bộ sạc của pin BLH-1 cũng sạc viên pin đầy nhanh hơn gấp đôi tốc độ sạc của BLN-1. Tuy nhiên thì cả hai máy đều không thể sạc pin qua cổng USB.

  1. CÓ HAI KHE CẮM THẺ NHỚ

Một tính năng mà cách nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp rất thích đó là hai khe cắm thẻ nhớ. Khe thứ nhất tích hợp đến thẻ UHS-II trong khi khe thứ hai chỉ nhận thẻ UHS-I. Chúng ta có thể sử dụng thẻ ở khe một để lưu file RAW và thẻ ở khe hai để lưu file jpeg.


Đối với E-M1 đời đầu thì chỉ có một khe cắm thẻ nhớ và chỉ nhận thẻ UHS-I.